Những điều làm sếp mất lòng tin trong công việc của bạn

Có những người sếp rất đáng để bạn tôn trọng, đi theo học hỏi. Bạn nên dành công sức và thời gian để tạo niềm tin, có sự phối hợp tốt trong công việc. Nhưng nếu gặp phải cấp trên

Những điều này được nói đến là lời nhắc nhở để bạn tránh mắc phải sai lầm. Trong nghề nghiệp, tạo được từ cấp trên không phải dễ cũng chẳng nhanh. Tuy nhiên, đa số trường hợp nếu cố gắng và chú tâm làm việc đạt hiệu quả thì sẽ sớm được tin tưởng.

Xác định đúng sếp của bạn thuộc dạng quản lý nào thì mới có cách phản ứng chính xác khi tạo lòng tin. Có nhiều dạng cấp trên để bạn phân biệt cách ứng xử và phương thức làm việc. Hai kiểu đặt trưng là nghiêm ngặt hoặc tự do. Bạn sẽ dễ nhận biết nếu chú ý quan sát cách mà họ giao việc và yêu cầu. Có đối tượng luôn muốn biết, nắm bắt “nhất cử nhất động” mà bạn dự định thực hiện, cách bạn đạt kết quả. Họ quản lý mọi việc rất chi tiết và cũng sẵn sàng chỉ việc để bạn có thể hoàn thành.
Kiểu mẫu còn lại là sếp trao quyền. Bạn nhận thông tin về: việc cần làm, điều kiện, nguồn lực, thời hạn và tiêu chí. Bạn thoải mái lựa chọn cách làm như thế nào, phân chia công việc ra sao, từng hạng mục hoàn thành trong thời gian bao lâu,… Họ sẽ không kiểm soát bạn vì cái họ cần chính là kết quả. Bạn sẽ có cảm giác thoải mái khi làm việc dưới quyền quản lý của cấp trên. Chính điều này là cần thiết cho những công việc cần dùng nhiều ý tưởng, sáng tạo, trí tưởng tượng.
Ứng xử trong nghề nghiệp khiến sếp không còn tin

– Thường xuyên thất hứa: uy tín của bạn có thể nói chịu ảnh hưởng rất mạnh từ việc thực hiện lời hứa. Suy nghĩ kỹ lời đề nghị, đừng hứa điều bạn không thể làm. Cố gắng sắp xếp công việc hoàn thành đúng hạn. Việc trễ hạn liên tục sẽ kéo theo thang điểm lòng tin cũng từ từ hạ thấp xuống.
– Nói lời tiêu cực: điều này hoàn toàn khác với đóng góp ý kiến hoặc nhận xét. Bạn cố ý tìm điểm sai hoặc nói xấu sau lưng các đồng nghiệp và cấp trên. Hoặc hay than phiền lên trên mạng xã hội Facebook, Twitter, Blog,… kể lể chuyện xảy ra của công ty theo hướng xấu. Chẳng những chọn cách hành động này không thể giải quyết vấn đề của chính bạn mà còn tạo thêm mối bận tâm khác: sếp bắt đầu nghi ngờ rằng có nên tin bạn không với sự cư xử thiếu chuyên nghiệp như thế.
– Cập nhật thông tin kém: đôi khi những việc nhẹ bạn có khả năng tự xử lý. Nhưng khi vấn đề phát sinh lớn hơn, bạn cần báo cáo chi tiết tình trạng cho sếp của mình. Bởi vì họ có tầm nhìn và kinh nghiệm rộng hơn bạn, thế nên việc thảo luận chung và đưa ra phương pháp giải quyết sẽ có hiệu quả tương ứng.
– Không có tinh thần đội nhóm: bạn chỉ làm mỗi công việc của mình, từ chối mà không cần phải suy nghĩ những gì mà người trong nhóm nhờ đến. Không có sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Có thể bạn vẫn thành công với dự án nhỏ. Nhưng đổi lại sếp sẽ không cho rằng bạn phù hợp với những kế hoạch lớn hơn, nơi mà tinh thần đồng đội phải được đề cao.
Có những người sếp rất đáng để bạn tôn trọng, đi theo học hỏi. Bạn nên dành công sức và thời gian để tạo niềm tin, có sự phối hợp tốt trong công việc. Nhưng nếu gặp phải cấp trên là người bảo thủ kiến thức, ích kỷ, tranh lợi,… thì đừng phí công vô ích mà hãy sớm ra đi. Các sinh viên mới ra trường nên nhận thức được điều này, tương lai nghề nghiệp sẽ tốt hơn khi bạn có người cấp trên đúng nghĩa thật sự.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *