Làm gì và nghĩ gì trong quá trình thất nghiệp dài hạn?
Kết nối. Có hai hướng là tạo những liên hệ mới và tìm lại mạng lưới xã hội cũ. Hỏi thăm tình hình hiện tại của họ, thể hiện những mối quan tâm chung của hai bên. Cho thấy bạn
Bạn có đang vất vả tìm việc vì một trong những nguyên nhân này: tự nghỉ do không hợp với cách làm việc của cấp trên, bị sa thải, thay đổi nghề nghiệp, tìm công việc mới… Thất nghiệp đương nhiên không mang lại cảm giác thoải mái. Nhưng mà bạn vẫn có thể thực hiện nhiều việc hay trong khoảng thời gian này.
Thất nghiệp có ảnh hưởng đến mục tiêu nghề nghiệp?
Thông thường thời gian thất nghiệp từ 3 đến 6 tháng, đôi khi kéo dài trên 1 năm. Chắc chắn nếu rơi vào hoàn cảnh này thì bạn sẽ ít nhiều lo lắng đến cách nhìn của nhà tuyển dụng tương lai. Bạn cho rằng sớm muộn cũng chỉ nhận lời từ chối, hay không thể đi đến cuối vòng thi tuyển. Bạn bắt đầu nghi ngờ mục tiêu mà mình đã đặt ra, dao động trước những việc bạn hoàn toàn không phù hợp cho bạn.
Nếu như nói người thành công là những ai luôn tìm thấy cách vượt qua được rất nhiều lần thất bại thì trên con đường bạn đạt được công việc mơ ước, có những giai đoạn thất nghiệp cũng đâu phải quá bi quan! Dùng thời gian này để hiểu thật rõ những gì bạn muốn kết hợp thực hiện những điều sau đây để làm tiền đề phát triển nghề nghiệp. Rất nhanh bạn sự tin sẽ trở lại với bạn.
Làm mới cách chọn nghề nghiệp
– Dừng việc nộp đơn cho tất cả các công ty một cách vô định. Thậm chí những nơi bạn yêu thích nhưng khả năng đáp ứng yêu cầu là không có hoặc quá thấp.
– Tình nguyện viên. Tham gia đội ngũ tình nguyện viên có thể mang đến công việc thực sự nếu bạn có phương thức. Muốn trở thành nhân viên tổ chức sự kiện? Tìm những tổ chức phi lợi nhuận hoặc các chương trình cộng đồng đang tuyển việc làm ở vị trí này và cho họ thấy sự quan tâm của bạn. Nhận công việc tình nguyện viên, giúp họ sắp xếp, thực hiện kế hoạch để rèn luyện cho mình kỹ năng công việc thực tế. Tất nhiên điều này sẽ làm đẹp cho CV của bạn.
– Luyện kỹ năng. Nếu vì thiếu sót 1 hoặc 2 kỹ năng mà thất bại khi ứng tuyển vào công ty mơ ước thì lúc này là thời cơ tốt để bạn “tu dưỡng”. Tận dụng nguồn thông tin hữu ích từ Google, các trang web chuyên sâu về từng lĩnh vực, nguồn giáo trình miễn phí, sách điện tử (e-book), những đoạn video hướng dẫn ừng bước một,… Nếu bạn có điều kiện hơn thì đăng ký khóa học của trường lớp hoặc trung tâm uy tín. Đừng quên tiếp tục sử dụng thường xuyên đến thành thạo những kỹ năng cần thiết mà bạn đã có. Đây là sự chuẩn bị cho việc trở lại trong danh sách ứng viên, tự tin hơn vượt qua các vòng tuyển.
– Kết nối. Có hai hướng là tạo những liên hệ mới và tìm lại mạng lưới xã hội cũ. Hỏi thăm tình hình hiện tại của họ, thể hiện những mối quan tâm chung của hai bên. Cho thấy bạn có thiện chí muốn giữ liên lạc, hợp tác hoặc làm việc cho họ.
– Xây dựng thông tin nghề nghiệp cá nhân. Để chúng trực tuyến. Bắt đầu bài blog, cập nhật hồ sơ tìm việc trên mạng, theo dõi sự kiện của các công ty bạn muốn ứng tuyển. Bạn có thể sẽ biết được họ đang quan tâm đến những dự án nào từ các trang Facebook, LinkedIn, Twitter.
Leave a Reply